Cách chăm gà chọi khác hoàn hoàn với chăm gà nuôi lấy trứng hoặc lấy thịt. Chăm gà chọi đúng cách không chỉ giúp gà có mã đẹp mà còn có sức khỏe tốt và chiến giỏi. Vậy phải chăm gà chọi như thế nào đúng kỹ thuật? Hãy cùng w88dep.com tìm hiểu ngay sau đây!
Hướng dẫn cách chăm gà chọi khỏe, thiện chiến
1. Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của gà chọi. Thức ăn chính của gà chọi là thóc. Tuy nhiên, thóc nên được ngâm trong nước để có thể loại bỏ đi hạt lép. Nếu có thể thì nên ngâm thóc cho tới khi mọc mầm rồi mới cho gà ăn vì lúc này thóc sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Ngoài thóc ra thì bạn cũng cần cho gà chọi ăn cả mồi và thức ăn có chất tanh. Ví dụ như sụn lợn, thịt lợn, thịt bò, các loài bò sát. Chỉ cần mỗi bữa cho gà chọi ăn khoảng 2 – 5 miếng thịt bò, thịt lợn vào buổi trưa hay thịt rắn, thằn lằn là được. Như vậy gà sẽ lớn nhanh và khỏe hơn.
Các loại rau xanh cũng rất cần cho gà chọi bởi nó có thể giúp chúng không bị sót ruột và cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại rau thích hợp cho gà chọi ăn là cà chua, rau muống, đu đủ, dưa hấu, bí đỏ,…
Chưa hết, bạn còn cần bổ sung cho chúng một số loại vitamin và canxi. Như vậy khi gà đá sẽ có lực hơn.
2. Chế độ luyện tập
2.1. Tập thể dục hàng ngày
Gà chọi muốn khỏe thì cần phải được tập thể dục hàng ngày. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ chuyên dụng giúp chúng tập luyện. Ví dụ như máy chạy để tăng cơ đùi, chân. Ngoài ra cũng cần cho chúng luyện tập hô hấp.
2.2. Tập vần hơi, vần đòn
Bạn có thể xen kẽ các buổi tập vần hơi trong vòng 1 tháng cho gà chọi. Mỗi buổi vần hơi tập khoảng 3 – 5 hồ chơi là đủ. Và trong 1 tháng tập 2 – 3 lần vần đòn là hợp lý. Nhưng nhớ khi cho gà tập phải xem trạng thái gà cũng như bọc các cựa của chúng cẩn thận.
Những bài tập này sẽ khiến gà ra đòn dạn dĩ hơn và khả năng chịu đau cũng tốt hơn. Thể lực của gà chọi sẽ được cải thiện đáng kể. Mỗi buổi tập vần đòn có thể tập 5 – 6 hồ.
3. Chế độ chăm sóc gà đá
3.1. Cho gà tắm nắng sớm
Buổi sớm, nắng ấm bạn nên mang gà ra để tắm nắng giúp chúng tổng hợp vitamin D, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể. Đồng thời nhớ tránh để gà dưới sương đêm khiến chúng bị lạnh, dễ mắc bệnh hen, khó thở.
Sáng sớm nên cho gà tắm nắng
3.2. Om bóp thường xuyên
Nên thường xuyên om bóp cho gà chọi bằng các bài thuốc dân gian để giúp da gà đỏ đẹp và dài hơn. Ngoài ra, cách này còn có thể giúp gà không bị mốc. Đối với những người nuôi gà chọi thì mốc gà là một cơn ác mộng.
Bài thuốc dân gian dùng để om gà thường được sử dụng là nghệ, quế, rượu pha nước nóng. Có thể tiến hành om bóp gà vào sáng sớm để đảm bảo hiệu quả hơn.
3.3. Dọn chuồng sạch sẽ
Cần đảm bảo chuồng nuôi gà đặt nơi thoáng gió, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chuồng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Có thể lắp thêm đèn sưởi vào mùa đông cho gà.
Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc gà chọi như thế nào giúp gà vừa đẹp mã lại khỏe và chiến giỏi. Với những ai đang nuôi gà chọi có thể tham khảo và áp dụng cách chăm sóc trên chúng tôi chia sẻ.