Bệnh khô chân ở gà đã không quá xa lạ đối với người chăn nuôi. Đây là loại bệnh mà thường xuyên gặp phải ở gà. Đó chính là nổi chăn trở của nhiều người chăn nuôi khi nuôi gà.
Và khi gà bị bệnh khô chân sẽ phát triển kém, chậm lớn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nâng suất kinh tế của người chăn nuôi.
Bài viết dưới đây sẻ giải tất cả thắc mắc về bệnh khô chân gà cũng như cách chữa trị cụ thể. Hãy tham khảo bài viết để các hướng chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh khô chân ở gà.
Bệnh khô chân ở gà là bệnh gì?
Bệnh khô chân ở gà có thể gọi là một bệnh hay một triệu chứng của một bệnh nào đó.
Nếu không phát hiện kịp thời thì rất khó để chữa trị. Loại bệnh này có tính lây lan, nếu không có phương pháp chữa trị hợp lý thì sẽ lây lan sang những con khác. Tỷ lệ tử vong của loại bệnh này lên khoảng từ 5-30%.
Nguyên nhân gà bị bệnh khô chân?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh khô chân ở gà. Theo các chuyên gia, bệnh khô chân ở gà xuất hiện ở 2 giai đoạn chính: khi gà còn nhỏ và khi gà đạt trọng lượng trên 1kg. Nguyên nhân cốt lõi của dẫn đến bệnh khô chân ở gà là do cơ thể mất nước. Và ở từng giai đoạn sẽ có từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh khô chân ở gà.
1. Gà bị khô chân từ lúc nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh khô chân từ lúc nhỏ phải kể đến:.
- Do kỹ thuật vận chuyển gà con từ trại giống về chuồng nuôi.
- Môi trường chăn nuôi không sạch sẽ, chất thải không được xử lý.
- Quá trình chăm sóc không đảm bảo như: thức ăn, nhiệt độ,….
2. Gà bị khô chân khi đạt trọng lượng 1kg
Khi gà trưởng thành có triệu chứng khô chân thì người chăn nuôi cần chú ý tới vấn đề về nước. Phải cung cấp đủ nước cho gà.
Ngoài ra còn phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng của gà. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ dẫn đến thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.
Xem thêm: Nguyên nhân gà còi cọc chậm lớn và cách khắc phục
Biểu hiện bệnh khô chân ở gà
Gà bị khô chân sẽ có biểu hiện chân và các cơ bị teo lại do mất nước, phần da chân khô quắt, gầy gò. Lông gà xù lên, có hiện tượng bỏ ăn, hai mắt nhắm nghiền.
Đối với gà con, ngoài một số biểu hiện ở trên thì ta sẽ thấy rõ khi mới nở và trong giai đoạn đầu nuôi úm, chúng sẽ đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát, ăn nhiều
Cách chữa trị gà khô chân nhanh chóng
1. Đối với gà con
- Cách li riêng những con có biểu hiện bị bệnh khô chân để tiện cho việc theo dõi, điều trị, phòng trừ trường hợp lây lan sang cả đàn.
- Dùng thuốc Florfenicol 4% hoặc Trimethoprim + Sulfamethoxazole để trộn vào nước uống hoặc thức ăn. Cho chúng ăn hoặc uống liên tục 5 ngày đêm.
2. Đối với gà trưởng thành
- Dùng thuốc kháng sinh như Pharmequin, Pharamox, Ampicol liều lượng 1g/1 lít nước sạch pha vào nước uống của gà. Ngoài ra có thể dùng Pharcolivet liều lượng 10g/2,5 lít pha với nước uống cho gà. Cần duy trì liên tục từ 4 – 5 ngày đêm để không chế sự lây lan của vi khuẩn.
- Cách ly gà bị bệnh, có phương án tiêu hủy nếu gà bị chết để tránh lây lan cả đàn.
Xem thêm: Thuốc đặc trị gà chọi bị khó thở siêu hiệu quả
Hướng dẫn cách phòng bệnh khô chân gà
- Duy trì nhiệt độ úm thích hợp, kiểm tra những biểu hiện hàng ngày của gà , tránh tình trạng quá nhiệt. Duy trì khoảng 60 – 100 con gà/ bóng tùy theo mùa, bóng đen treo cách cách mặt đất từ 50 – 60cm.
- Cung cấp đủ nước cho gà.
- Thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ chất đạm.
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vacxin theo tuổi, liều lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nuôi với mật độ được khuyến cáo để đảm bảo không khí lưu thông tốt nhất cho đàn gà. Chẳng hạn, với một quây úm 6m2, bà con nên úm khoảng 350 con gà vào mùa hè và 400 con gà con vào mùa đông.Thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ chất đạm.
- Sát trùng, vệ sinh chuồng trại, nền chuồng, bờ tường, xung quanh trước khi thả gà vào.
Bài viết này chúng tôi đã chia sẽ cho bạn các nguyên nhân, biểu hiện. Cũng như cách phòng trị bệnh khô chân ở gà. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ các hướng giải quyết khi gà bị bệnh. Và có cách phòng chống kịp thòi loại bệnh này. Chúc các bạn thành công!